Hiện nay thì trường vải rất phong phú và đa dạng. Từ hàng ngàn năm trước con người đã biết làm ra vải để sử dụng may trang phục từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cây bông vải, cây đay, cây gai, lông động vật như cừu, dê, lạc đà, tơ của kén tằm. Nói chung trước cuộc cách mạng công nghiệp và thời đại dầu mỏ thì các loại vải có thể lựa chọn để may quần áo cũng rất hạn chế. Kể từ thập niên 30 của thế kỉ 20 khi các loại vải sợi tổng hợp như Nylon, PE, Viscote được tìm ra thì nhân loại đã thực sự bước vào cuộc cách mạng về ngành dệt may. Có vô vàn các loại vải được tạo thành từ những loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp và các loại vải sợi pha có cả thành phần thiên nhiên và nhân tạo.
Sự đa dạng đó mà có thể nhiều bạn có thể gặp khó khăn khi không biết nên lựa chọn loại vải nào thích hợp để may hoặc mua quần áo. Hôm nay Công ty ALPHA xin được giới thiệu đến bạn đọc những loại vải thông dụng nhất hiện nay cùng với ưu nhược điểm của từng loại vải để bạn đọc có thể tham khảo một cách toàn diện nhất. Mục tiêu cuối cùng vẫn là mong muốn giúp các bạn có thể lựa chọn được loại vải thích hợp nhất với công việc và cuộc sống của mình.
Những loại vải được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc
Vải cotton
Vải có nguồn gốc từ cây bông vải. Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên rất thân thiện với làn da của con người, hoàn toàn không gây kích ứng như nhiều loại vải sợi nhân tạo khác. Vải Cotton xuất hiện ở khắp mọi nơi từ các trang phục bình dân đến sang trọng đều có thể được may từ loại vải này. Chính bởi điều đó mà Cotton còn có biệt danh là ” Loại vải của cuộc sống”.
Cotton là loại vải đắt hàng nhất ở Hoa Kì và cũng là loại vải được dùng nhiều nhất trên thế giới. Cây bông vải đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người. Bông vải là loài thực vật mạnh mẽ, nhụy hoa của nó có thể được gió cuốn đi hàng ngàn dặm, có thể bay qua cả các đại dương. Đây có lẽ là lý do tại sao bông đã phát triển trong nhiều nền văn hóa khác nhau một cách độc lập. Hầu hết các bông trồng ngày nay là màu trắng và có thể được nhuộm màu bất kỳ. Tại Mỹ vải cotton đã có một sự quay trở lại ngoạn vào những năm 1950 – 1960 sau một thời gian dài các loại vải sợi tổng hợp lên ngôi. Năm 1966 Mỹ thông qua Đạo luật Nghiên cứu và thúc đẩy thương mại các loại vải Cotton để giúp nó có thể cạnh tranh với các loại vải tổng hợp khác.
+ Ưu điểm: Hút ẩm rất tốt, thấm mồ hôi làm giảm nhiệt và làm mát cơ thể. Không gây kích ứng da, thân thiện với làn da trẻ em.
+ Nhược điểm: Dễ bám bẩn, dễ nhăn, dễ co rút hoặc chảy xệ, giá thành cao.
Cotton là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Nó được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi dáng người, thời tiết.
Vải KaKi
Vài Kaki là loại vải nhẹ, bền được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp dệt chéo và thường có màu nâu sáng. Ban đầu vải kaki chủ yếu được dùng để may quân phục cho quân đội Anh đóng quân ở Ấn Độ và thế kỉ XIX. Bởi vì thời tiết ở Ấn Độ rất nóng nên dùng vải len để may quân phục như thường lệ là một việc làm không thích hợp từ đó trang phục quân đội được may bằng một loại vải mới, mỏng, nhẹ hơn, mặc mát hơn thích hợp cho các hoạt động chinh chiến và có màu nâu vàng gần giống với màu đất để dễ ngụy trang. Chất liệu mới này được đặt tên là “Khaki” ( Theo tiếng Hindu nghĩa là BỤI, tiếng Ba Tư nghĩa là ĐẤT ) . Ít lâu sau không chỉ toàn bộ quân phục lính Anh mà các quân phục trên toàn thế giới đều sử dụng vải Kaki.
Kaki chỉ trở nên phổ cập như một loại quần áo mặc thường ngày trong cộng đồng từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Thời điểm đó người Mỹ bắt đầu sử dụng kaki như một loại vải thông thường để may quần áo công sở hoặc công nhân hay học sinh, sinh viên. Hình ảnh những quân nhân mặc những chiếc quần kaki gọn, nhẹ đã gây ấn tượng với những người dân thường đang tìm kiếm một loại vải bền, đẹp. Do đó, những trang phục kaki nhanh chóng thành trang phục yếu thích của đàn ông Mỹ. Vì vải kaki tương đối dễ mặc, thoáng mát và có độ bền cao nên nó có thể phù hợp với cả môi trường làm việc công sở lịch sự đến những công nhân, thợ máy lao động mạnh.
Ngày nay vải kaki là một trong những loại vải phổ biến nhất trong ngành dệt may thế giới, vải kaki với nhiều kiểu dáng cũng như nhiều màu sắc phong phú hơn. Đa số vải kaki vẫn được sản xuất sợi bông, một số ít được tạo ra từ sợi lanh. Một vài hợp chất cũng được trộn vào để giúp người mặc không cần ủi trước mà vải kaki cũng không nhăn. Trang phục làm từ vải kaki thường có đường may xếp li và có nhiều túi lớn, nhỏ. Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở. Kaki có hai loại chính: có thun và không thun. Kaki thun có độ giản hơn kaki không thun. Vì vậy khi mua váy đi làm, bạn nên mua váy với loại vải kaki có thun, để dễ dàng vận động.
Kaki thun là chất liệu kaki dày có độ co giãn cao, thoáng mát, thoải mái, tôn lên vóc dáng của bạn. Vải kaki thun thích hợp may các loại quần ôm, bó sát người, dành cho những cô nàng năng động.
Vải Kate
Vải kate là vải được pha trộn từ sợi cotton và sợi polyester. Chất liệu vải kate thoáng mát, mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không phai màu sau thời gian sử dụng. Đây là loại vải chuyên dùng để may áo sơ mi, vải kate thường có rất nhiều loại với giá thành và chất lượng khác nhau. Thường thì người ta gọi tên vải kate theo tên nguồn gốc của vải được sản xuất ở quốc gia nào.
Kate được chia thành nhiều loại như kate sọc, kate Ý, kate Mỹ, Kate Hàn Quốc, Kate Silk:
- Kate Sọc: Là loại vải rất được yêu thích để may áo sơ mi văn phòng, kiểu dáng rất phong phú.
- Kate Hàn Quốc: Độ bền màu thấp, độ bền của vải thấp, chủ yếu dùng may mặc đồng phục cho công nhân trong những khu công nghiệp với số lượng lớn.
- Kate Silk: Thành phần PE khá cao nên chất vải có độ bền màu rất cao, chống kéo dãn, chống nhăn, thấm hút mồ hôi kém, đa số dùng may đồng phục học sinh, đồng phục công nhân. Màu sắc vải rất phong phú với hơn 90 màu khác nhau.
- Kate Polin: dày hơn hai loại trên, nhiều cotton, thấm mồ hôi tốt hơn Silk, có thể dùng may đồng phục học sinh cao cấp hơn, đồng phục văn phòng.
- Kate Ford: Dùng chủ yếu cho sơ mi văn phòng, mức độ thấm hút mồ hôi tốt nhưng có một số đánh giá là hơi dày, vẫn còn bị đổ lông.
- Kate Ý – USA: Là loại kate có chất lượng tốt nhất và có giá thành cao nhất. Rất được giới văn phòng công sở lựa chọn để may áo sơ mi vì có nhiều ưu điểm như bền màu, thấm mồ hôi tốt, không xù lông, chất vải sáng đẹp, sang trọng. Thường được dùng để may áo sơ mi hàng cao cấp.
Vải lanh
Vải lanh là một loại vải được làm từ sợi của cây lanh. Việc sản xuất vải lanh mất nhiều công sức nhưng đây là loại vải rất có giá trị, được ưa chuộng để may quần áo do sự mát mẻ và thoải mái trong thời tiết nóng. Nó được dùng khá phổ biến trong may mặc, và thường được dùng để may những trang phục sinh hoạt thường ngày. Không có loại vải nào mặc mát hơn vải lanh vào mùa hè, loại vải này đã được biết tới từ thời cổ đại, vải lanh là một trong những loại vải lâu đời nhất trên thế giới, bắt nguồn từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay, vải lanh thường khá đắt tiền và chỉ được sản xuất với số lượng tương đối nhỏ. Vì là loại vải rất dễ nhăn nên có thể mang tới nhiều phiều toái khi sử dụng.
Vải lanh có nhiều ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, mặc rất mát, vải nhẹ, mềm mại, rất thích hợp cho các trang phục mặc hè. Bên cạnh đó nhược điểm chính của vải lanh là rất dễ nhăn, đây là yếu điểm rất lớn của vải. Vải lanh dễ có nếp gấp, và vì vậy mà một số trang phục phẳng bằng vải lanh cần được ủi thường xuyên, để duy trì độ mịn hoàn hảo. Đắt tiền.
Vải lanh được dùng làm khăn trải bàn, trải giường và trang phục qua nhiều thế kỷ. Giá của vải lanh đắt không chỉ vì khó gia công, mà còn vì bản thân cây lanh khó trồng. Thêm vào đó, chỉ lanh không đàn hồi nên rất khó để dệt mà không làm đứt chỉ. Vì vậy mà việc sản xuất vải lanh khá đắt hơn so với bông vải. Giấy làm bằng vải lanh có thể rất chắc và cứng, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác in tiền của họ trên giấy được làm từ 25% vải lanh và 75% bông. Vải lanh được sử dụng để làm khăn trải bàn, khăn ăn, khăn trải giường, các mặt hàng trang trí nội thất thương mại (tấm phủ nền / tường, bọc cho ghế, trang trí cửa sổ), các mặt hàng may mặc (trang phục, áo quần, váy, áo sơ mi, v.v), cho đến các sản phẩm công nghiệp (túi đựng hành lý, tranh sơn dầu, chỉ khâu, v.v.).
Vải len
Vải có nguồn gốc từ lông động vật như cừu, lạc đà không bướu, dê, có ưu điểm là khả năng giữ ẩm, không nhăn và hút ẩm tốt. Len có thể giữ ấm cho người mặc ngay cả khi bị ướt.
Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len là trang phục để giữ ấm và tránh nắng như: áo khoác, áo len, do đó ở các nước ôn đới, len rất được yêu thích và mặt hàng vải sợi củ hơn trong hơn 3000 năm qua.Len có một số phụ phẩm có nguyền gốc từ tóc hoặc da lông, len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp. Nó có tỷ lệ thấp trong việc lây lan lửa và cũng có khả năng cách điện và tự dập lửa. Ở một số nước, len thường được quy định dành cho hàng may mặc cho các nhân viên cứu hỏa, binh sĩ, và những người khác trong các ngành nghề mà họ được tiếp xúc với khả năng cháy, nổ.
Có nhiều loại len khác nhau hiện đang được sản xuất trên thế giới, cổ xưa nhất và được biết tới nhiều nhất là len lông cừu, ngoài ra các loại len khác được gọi tên theo loài cho lông để sản xuất ra len.
Đồng Phục LPHA xin được giới thiệu một vài loại len phổ biến nhất hiện nay.
- Len lông cừu thường: Hay còn gọi là len thường, là loại len phổ biến nhất, giữ ấm rất tốt.
- Len Cashmere: Là loại len đắt và quý nhất. Loại len này được lấy từ lớp lông tơ của dê Cashmere). Một sợ xơ Cashmere có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần so với len thường, giúp nó giữ ấm vào mùa đông cực tốt và đặc biệt là nó có trọng lượng siêu nhẹ. Người ta có thể làm những chiếc áo rất dày bằng loại len này mà vẫn không mang đến sự nặng nề cho người mặc.
- Len Angora: Loại len này có nguồn gốc từ thỏ Angora. Nó có nhược điểm là không đủ độ bền cần thiết nên khi được sử dụng trong sản xuất thì người ta thương pha thêm các thành phần len, sợi khác.
- Len lông cừu Merino: Là loại len mềm nhất. Có nguồn gốc từ giống cừu đặc biệt tên là Merinon. Các sản phẩm may mặc có nguồn gốc từ len lông cừu Merino được người dùng đặc biệt ưa chuộng vì nó có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, bền đẹp và không gây khó chịu do da.
- Len Alpaca: Là một loại len quý, được làm từ ông một loài động vật họ lạc đà nhưng lại có bộ lông dày (dày hơn lông cừu), giống lạc đà nhiều lông này sống ở Nam Mỹ và có tên gọi là lạc đà Alpaca. Lông Alpaca rất giống với len và cũng được sử dụng trong ngành dệt, may. Loại lông này mềm như Cashmere và nhẹ hơn lông cừu thông thường. Lông Alpaca giữ nhiệt tốt, mềm và bền.
Vải Lụa
Là chất liệu được lấy từ kén của loài tằm, nó có lịch sử từ rất lâu đời và được công nhận rộng rãi là có nguồn gốc đầu tiên là ở Trung Quốc. Lụa là loại vải quý và có giá trị cao nên đa số chỉ dùng cho tầng lớp quý tộc, vua chúa ngày xưa. Lụa là loại vải có vẻ đẹp rất sang trọng, quý phái và quyến rũ, nó có độ mượt mà màu sắc óng ánh rất đặc trưng, Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên nó có được vẻ óng ánh đặc trưng.
Quá trình làm ra lụa khá công phu, thường thì phải nuôi tằm đến giai đoạn nhộng tằm (trước khi thành bướm), người ta nhúng các con nhộng vào nước sôi trước khi bướm hình thành để hình thành nên tơ. Việc làm này có phần dã man nhưng đúng là như thế và thực sự thì không có cách nào khác để có thể làm nên vải lụa.
Lụa có ưu điểm là tạo cảm giác thoải mái khi mặc, thích hợp với thời tiết nắng nóng. Ngoài ra đặc biệt lụa cũng là loại vải thích hợp để may trang phục mặc cho mùa đông vì nó có tính chất cách nhiệt rất tốt nên quần áo may bằng vải lụa mặc vào mùa đông rất ấm. Người ta thường nói ” mùa hè mặc mát, mùa đông mặc ấm” là để chỉ đến tính chất quý rất đặc biệt này của vải lụa. Người cầm có thể cảm nhận được vẻ mịn và mượt mà của lụa không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo. Mặc những trang phục bằng lụa sẽ tôn thêm vẻ sang trọng và quý phái cho người mặc, vì nó có độ bóng và mềm.
Một vài nhược điểm của lụa là: Khó bảo quản, tơ lụa không còn giữ được vẻ đẹp khi phơi nhiều dưới nắng, khi đó nó sẽ bị giòn và úa vàng. Có thể bị các loại công trùng cắn rách nếu không được giữ sạch sẽ.
Hiện nay tại Việt Nam mặt hàng dệt bằng sợi tơ tằm được chia thành nhiều loại khác nhau trong đó lụa là mặt hàng phổ biến nhất. Người ta có cũng có thể sản xuất ra nhiều loại vải khác từ sợi tơ tằm với nhiều tên gọi khác nhau như:
– Nái, đũi: Hàng dệt bằng tơ nhưng có chất lượng thấp nhất, chất vải thô nhưng bền. Giá thành thấp, thích hợp làm trang phục cho giới bình dân.
– Lĩnh, lãnh: Đây chính là lụa dệt dày rồi đem phết hồ. Lãnh Mỹ A là một loại lãnh rất quý và nổi tiếng.
– Đoạn: Giống như lĩnh nhưng dày hơn. Đoạn thường dùng làm quần áo mặc vào mùa lạnh.
– The, sa: Đây là hàng dệt dùng sợi mỏng và dệt thưa, có thể nhìn qua được.
– Xuyến: Đây là hàng dệt giống như the nhưng chia ra vài sợi thưa, rồi lại vài sợi mau.
POLYESTER (Vải PE)
Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình hóa học tạo ra các polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. Khi lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1951, nó đã được tổ chức như một phép lạ dệt vì nó có rất nhiều ưu điểm, có thể sản xuất nhanh chóng hàng loạt với giá thành thấp.
Ưu điểm của vải PE có rất nhiều, đây là loại vải bền, giữ hình dáng rất tốt, chống nhăn, chống nhàu, chống bám bẩn, chống nước, chống kéo dãn, không bị nấm mốc phá hủy dễ dàng làm sạch, giá thành rẻ, dễ nhuộm nên có màu sắc rất phong phú.
Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm lớn nhất của PE lại là cảm giác vải khi mặc không thể bằng được các loại vải có nguồn gốc tự nhiên như cotton hay lụa. Vải không thấm hút mồ hôi nên mặc không được mát, có thể gây ngứa và kích ứng cho da nhất là da trẻ em.
Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, vật liệu cách điện, cách nhiệt. Polyester trở thành một loại sản phẩm hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dung để sản xuất gối, chăn,đệm, áo khoác ngoài và túi ngủ.
Polyamide ( Nylon)
Tên Nylon dùng để gọi sợi làm từ polyamide với mục đích dùng để gọi các loại tất / vớ da cho phụ nữ. Từ ngữ này, vì chính sách của công ty, đã không được đăng ký bản quyền thương hiệu. Đây là loại sợi nhân tạo đầu tiên được sản xuất ra từ Carbon, nước và không khí. Nylon đầu tiên được dùng làm bàn chải đánh răng chứ không phải dùng làm tất/vớ da và đã được bán trên thị trường vào năm 1938. Nhiều người cho rắng từ Nylon xuất phát từ N Y (New York) và Lon (London), là các nơi mà Nylon được sản xuất lần đầu tiên.
Ngoài ra còn có một giải thích khác cho tên Nylon là nhà phát minh ra chất liệu này, Wallace Carothers đã vui mừng vì thành công và kêu lên “Now You Lousy Old Nipponese, hoặc là Now You Look Old Nippon”, sự vui mừng vì cuối cùng cũng làm ra được một sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm tơ lụa thiên nhiên của Nhật. Tuy nhiên sợi này mãi đến sau khi Carother chết mới được gọi là Nylon và đã trở thành một truyền thuyết vì trong đệ nhị Thế Chiến quân đồng minh đã có một loại chất liệu thế cho lụa dùng làm dù (dù để nhảy).
Ưu điểm của Nylon có khá nhiều: Đầu tiên phải nói đến là độ bền cao, dễ bảo quản, dễ làm sạch, chống nhăn, chống bám bẩn, có thể dùng trong nhiều mục đích, giá thành rẻ.
Nhược điểm: Cảm giác nóng, dính. Gây rác thải không phân hủy nên gây hại cho môi trường tự nhiên.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích một phần nào đó để các bạn có thể chọn lựa được loại vải phù hợp để may các loại trang phục cho cá nhân hay tập thể như áo thun thể thao, đồng phục bảo hộ lao động, áo thun công sở hay đồng phục công nhân. Công ty may đồng phục giá rẻ GLU rất mong được hợp tác cùng các khách hàng có nhu cầu đặt may quần áo đồng phục với số lượng không giới hạn. Rất cảm ơn sự quan tâm của các bạn.